Thêm mới Server Hyper-V vào Veeam Backup & Replication

by My Love

13/03/2020, 10:20 AM   |    04/09/2020, 2:34 PM   |    1.9K   |    0

       Ở các bài trước ta đã thực hiện việc Cài đặt và sau đó là tạo tài khoản Manage Credentials cho Veeam Backup & Replication, bài này ta tiếp tục tìm hiểu cách thêm mới Server vào Veeam. Các server được thêm vào có thể là Server VMWare, Microsoft Hyper-V, Microsoft Windows hay Linux tùy vào hệ thống của bạn, trong demo này mình sử dụng Hyper-V và sẽ thực hiện thêm mới Server Hyper-V.
 

1. Kiểm tra, cấp quyền truy cập vào máy chủ Hyper-V


       Trước tiên bạn cần cấp quyền để máy chủ Veeam có quyền truy cập vào máy chủ cài Hyper-V, cái này thì hiển nhiên rồi đúng không, nếu không có quyền thì sao có thể thực hiện công việc Backup được. Các bước thực hiện như sau :

a. Trên Server Hyper-V

- Bạn vào Control Panel\Network and Internet\Network and Sharing Center\Advanced sharing settings => mục Domain => Tích chọn Turn on file and printer sharing => Save changes
 

Hình 1

- Thêm Server Veeam có quyền administrator bằng cách: Mở Computer Management => Local Users and Groups => Groups => Phải chuột vào Administrator => Properties => Add
 

Hình 2

- Nếu hiện yêu cầu đăng nhập bạn điền Username vào Password được cấp để truy cập vào Domain Controller
 

Hình 3

- Bạn tìm và thêm mới Server Veeam (Server166) vào => Apply => OK
 

Hình 4


b. Trên Server Veeam

      
- Bạn cần thêm mới tài khoản Manage Credentials ở bài trước : Thêm tài khoản quản trị Manage Credentials để khởi tạo kết nối trong Veeam & Replication

- Bạn mở hộp thoại RUN gõ tên Server Hyper-V xem đã có thể truy cập vào chưa, ở đây Server Hyper-V của mình có Computer NameSERVER-168, gõ \\SERVER-168
 

Hình 5

- Nếu báo lỗi Windows Cannot Access \\SERVER-168 thì bạn xem lại bước bật turn on file and printer sharing ở trên nhé (Hình 1)
 

Hình 6

- Nếu thành công sẽ hiển thì lên cửa sổ mới (Hình 7)
 

Hình 7

- Lúc này bạn hãy gõ thêm \c$ ở trên đường dẫn: \\SERVER-168\c$ => Enter (Hình 8)
 

Hình 8

-  Nếu hiển thị ra các file có trong thư mục ổ C của Server Hyper-V là thành công trong việc cấp quyền, còn nếu hiện thông báo lỗi thì bạn làm lại bước ở phần a.
 

2. Thêm Microsoft Hyper-V vào Veeam


- Bước 1:Tích select vào BACKUP INFRASTRUCTURE => Nhấn Add Server ở góc trên bên trái. Hoặc click phải vào Managed Servers => Add Server...
 

Hình 9

- Bước 2: Chọn Microsoft Hyper-V
 

Hình 10

- Bước 3: Chọn Hyper-V
 

Hình 11

- Bước 4: Nhập tên máy chủ Hyper-V hoặc địa chỉ IP Address, ở đây mình sử dụng IP Adress
 

Hình 12

- Bước 5: Type là phần cần lưu ý với 3 lựa chọn để kết nối đến hệ thống Hyper-V.

   + Microsoft System Center Virtual Machine Manager (SCVMM): lựa chọn này phù hợp khi hạ tầng Hyper-V đã có SCVMM và mọi kết nối cũng như quản lý các Host Hyper-V của Veeam sẽ được làm việc duy nhất thông qua SCVMM. Nếu chọn thì cần cung cấp thông tin truy cập đến SCVMM.

   + Microsoft Hyper-V cluster: Lựa chọn này hiệu quả khi hạ tầng Hyper-V đã lên cluster tuy nhiên chưa triển khai SCVMM.

   + Microsoft Hyper-V server (standalone): Lựa chọn này giúp có thể kết nối các Host Hyper-V chưa kết nối vào cluster có thể được quản lý bởi Veeam.

- Ở đây mình chọn Microsoft Hyper-V server (standalone) => Next
 

Hình 13

- Bước 6: Phần Credetials này bạn cần chọn User có quyền truy cập vào máy Hyper-V để quản lý việc backup mà ta đã tạo ở bài trước : Thêm tài khoản quản trị Manage Credentials để khởi tạo kết nối trong Veeam & Replication

+ Sau khi chọn được Users => Nhấn Next
 

Hình 14

Chú ý: Nếu có thông báo lỗi Failed to connect ot host thì bạn click vào Manage accounts
+ Nếu không báo lỗi thì chuyển luôn qua bước 7
 

Hình 15

+ Chọn User => vào Edit
 

Hình 16

+ Tại đây bạn có thể chỉnh sửa tên cũng như mật khẩu của máy chủ Veeam, bạn hãy đảm bảo rằng nó chính xác.
 

Hình 17

+ Hoặc bạn có thể nhập mục Username là tên máy chủ chứa Hyper-V cần add vào, ví dụ: SERVER-168\administrator . Password sẽ là mật khẩu tài khoản administrator trên máy SERVER-168

- Bước 7: Bạn có thể chọn số lượng các jobs có thể chạy cùng một thời điểm trên Veeam trong mục Task limit. Tùy vào lượng Ram và CPU mà bạn lựa chọn hợp lý.
 

Hình 18

- Bước 8: Bạn đợi chút để phần mềm kiểm tra thông tin cấu hình => Next
 

Hình 19

- Bước 9: Xem lại một lần nữa => Finish
 

Hình 20

- Bước 10: Lúc này ở trang chủ Home ta có thể thấy đã kết nối được đến Server Hyper-V có địa chỉ 172.10.1.168. Và trong máy chủ Hyper-V này đang có 2 máy chủ ảo đang hoạt động (Hình 21)
 

Hình 21

- Như vậy đến đây việc thêm Server Hyper-V vào Veeam đã thành công, lúc này bạn chuyển qua máy chủ Hyper V => vào mục Uninstall or change a program sẽ thấy các dịch vụ của Veeam đã được tự động thêm vào để quản lý (hình 22)
 

Hình 22


3. Kết luận


        Việc thêm mới Server vào Veeam là không khó, tuy nhiên với những người mới tiếp cận sẽ gặp đôi chút vấn đề ở các mục như tạo tài khoản, lỗi tài khoản không có quyền truy cập hay ..v..v.. Chính vì thế việc hiểu rõ bản chất cách Veeam hoạt động sẽ giúp dễ dàng hơn trong quản lý và cài đặt. Bài tiếp theo ra sẽ tìm hiểu cách tạo jobs để thực hiện Backup các máy chủ ảo trên Server Hyper-V vừa được thêm vào ở bài này. Chúc bạn thành công.