JavaScript - Biến trong Javascript

by My Love

11/03/2019, 2:13 PM   |    11/03/2019, 2:13 PM   |    559   |    0

1. Khai báo và gán dữ liệu cho biến
      Cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, Javascript cũng có các biến, để khai báo biến bạn dùng từ khóa var như sau :
<script type="text/javascript">
  var TenBien;
</script>
      Tuy nhiên, đặt tên biến cần tuân theo một số quy tắc sau :
- Tên biến phải là các chữ không dấu, các số từ 0-9 và dấu gạch dưới, có thể viết hoa hoặc viết thường .
- Tên biến không được bắt đầu bằng số.
Ví dụ :
<script type="text/javascript">

  var Name; // đúng

  var _name; // đúng

  var name123; // đúng

  var 123name; // sai vì bắt đầu bằng số

</script>
      Bạn cũng có thể khai báo nhiều biến 1 lúc như sau :
<script type="text/javascript">
  
  var name, name1, MyName90;

</script>
Gán giá trị cho biến
      Bạn có thể gán giá trị cho biến tại thời điểm khởi tạo :
<script type="text/javascript">
  
  var Number = 2;

</script>
      Hoặc là khai báo biến trước rồi mới gán giá trị sau :
<script type="text/javascript">
  
  var Number;

  Number = 2;

</script>
Trong Javascript bạn có thể gán một kiểu dữ liệu bất kì cho biến :
<html>
    <head>
        <title></title>
    </head>
    <body>
        <script language="javascript">
            var UserName = 'Vnfree.Net';

            var UserName = 2;

            document.write(UserName); // Kết quả in ra = 2
        </script>
    </body>
</html>
2. Biến cục bộ
      Biến cục bộ là biến mà bạn khai báo nó nằm trong một hàm nào đó. Lúc này biến đó chỉ có giá trị ở phạm vi hàm đó, nếu bạn sử dụng ở ngoài hàm đó thì sẽ lỗi.
Ví dụ :
<html>
    <head>
        <title></title>
    </head>
    <body>
       <script language="javascript">

        function ViDu()
        {
            // biến cục bộ
            var UserName = 'Vnfree.Net';

            document.write(UserName); // Kết quả in ra là : Vnfree.Net
        }

        // Sai vì biến UserName chỉ được khai báo trong hàm ViDu().
        document.write(UserName); 

        </script>

            
    </body>
</html>

3. Biến toàn cục
     Biến toàn cục là biến mà nó không nằm trong hàm cụ thể nào cả.
Ví dụ: Cũng như ví dụ trên nhưng đoạn code dưới không có lỗi
<html>
    <head>
        <title></title>
    </head>
    <body>
       <script language="javascript">

        // biến toàn cục
        var UserName = 'Vnfree.Net';

        function ViDu()
        {

            document.write(UserName); // Kết quả in ra là : Vnfree.Net

        }

        // Kết quả in ra là : Vnfree.Net
        document.write(UserName); 

        </script>

            
    </body>
</html>

Ví dụ khác :
<html>
    <head>
        <title></title>
    </head>
    <body>
       <script language="javascript">

        // biến toàn cục
        var UserName = 'Vnfree.Net';

        function ViDu()
        {
            // ở đây khai báo biến UserName trùng với biến toàn cục
            // thì hàm ViDu này sẽ hiểu đây là biến cục bộ

            var UserName = 'tuấn';
            document.write(UserName); // Kết quả in ra là : tuấn

        }

        // gọi hàm ViDu()
        ViDu(); // kết quả in ra là : tuấn

        // Kết quả in ra là : Vnfree.Net
        document.write(UserName); 

        </script>

            
    </body>
</html>
     Qua bài này mình giới thiệu sơ qua về biến trong Javascript, hi vọng các bạn mới học có thể nắm được. Chúc các bạn lập trình vui vẻ.