JavaScript - Thao tác với mảng

by My Love

18/03/2019, 10:26 AM   |    01/04/2019, 2:13 PM   |    463   |    0

      Mảng là một khái niệm cơ bản và quan trọng không chỉ trong Javascript mà với nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Mình sẽ có một series riêng về mảng và các hàm của nó, còn bài này sẽ giới thiệu với bạn những thao tác cơ bản với mảng.
1. Khai báo mảng
      Trong javascript ta có 2 cách khai báo mảng như sau :
Khai báo với từ khóa Array()
Cú pháp như sau :
var Ten_Mang = new Array();
Khai báo với dấu ngoặc vuông [ ]
Cú pháp như sau :
var Ten_Mang = [];
Ví dụ : Khai báo một mảng gồm các số 1,2,3,4,5
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
2. Truy xuất các phần tử trong mảng
Chú ý : Trong mảng các phần tử sẽ được đánh dấu một ví trí riêng và bắt đầu từ vị trí thứ 0.
Để truy xuất mảng ta dùng cú pháp :
TênMảng[Vị Trí];
Ví dụ
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
alert(Arr[0]); // in ra 1
alert(Arr[1]); // in ra 2
alert(Arr[2]); // in ra 3
alert(Arr[3]); // in ra 4
alert(Arr[4]); // in ra 5
Như bạn thấy ví dụ trên phần tử đầu tiên đứng ở vị trí thứ 0.
Hàm join()
Để in toàn bộ mảng ra trình duyệt ta dùng hàm join()
Cú pháp :
TênMảng.join();
Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
// không truyền tham số vào join()
document.write(arr.join()); // kết quả là : 1,2,3,4,5

// Có truyền tham số vào join()
document.write(arr.join('-')); // kết quả là : 1-2-3-4-5
Thuộc tính length
      Thuộc tính length trả về số lượng phần tử đang có trong mảng
Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);

document.write(Arr.length); // kết quả là : 5
3. Sử dụng vòng lặp để thao tác với mảng
Vòng lặp for
     Ta có thể sử dụng vòng lặp for kết hợp với thuộc tính length ở trên để in ra phần tử của mảng như sau:
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);

for (var i = 0; i < Arr.length; i++){
    document.write(Arr[i]); 
}

// Kết quả là : 12345
Vòng lặp while
     Cũng giống như vòng lặp for, ta sử dụng vòng lặp while để lặp qua từng phần tử của mảng như sau :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
var i = 0;
while(i < Arr.length){
    document.write(Arr[i]); 
    i++;
}

// Kết quả là : 12345
4. Một số hàm thường dùng
      Ngoài hàm join() ở trên, bạn có thể tham khảo một số hàm thường dùng sau :
Hàm unshift() trong Javascript
     Hàm này có tác dụng thêm một hoặc nhiều phần tử vào đầu của mảng. Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
// Thêm 8,9 vào đầu mảng
Arr.unshift(8,9); 
ducument.write(Arr.join()); 

// Kết quả là : 8,9,1,2,3,4,5
Hàm shift() trong Javascript
       Hàm này có tác dụng xóa phần tử đầu tiên của mảng. Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
// xóa phần tử đầu tiên
Arr.shift(); 
ducument.write(Arr.join()); 

// Kết quả là : 2,3,4,5
Hàm push() trong Javascript
      Hàm này thêm một hoặc nhiều phần tư vào cuối mảng. Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
// Thêm 8,9 vào cuối mảng
Arr.push(8,9); 
ducument.write(Arr.join()); 

// Kết quả là : 1,2,3,4,5,8,9
Hàm pop() trong Javascript
      Hàm này có tác dụng xóa phần tử cuối cùng của mảng. Ví dụ :
var Arr = new Array(1,2,3,4,5);
// xóa phần tử cuối
Arr.pop(); 
ducument.write(Arr.join()); 

// Kết quả là : 1,2,3,4
Hàm concat() trong Javascript
      Hàm này có tác dụng ghép 2 mảng lại với nhau. Ví dụ :
var Arr1 = new Array(1,2,3,4,5);
var Arr2 = new Array(7,8,9);

// Nối mảng Arr2 vào mảng Arr1
ducument.write(Arr1.concat(Arr2)); 

// Kết quả là : 1,2,3,4,5,7,8,9