Hướng dẫn tạo phân vùng EFI, MSR, Recovery để cài Windows, Ghost theo chuẩn UEFI/GPT
by My Love
07/08/2019, 9:42 AM | 25/09/2021, 11:48 AM | 9.8K | 266
Khi bạn cài Windows theo chuẩn
UEFI/GPT bạn sẽ cần tạo phân vùng khởi động là EFI, hoặc khi bạn lỡ xoá phân vùng EFI này dẫn đến không thể vào được windows nữa thì bạn có thể tiến hành tạo lại phân vùng EFI này.
Ngoài ra bạn cũng có thể tạo thêm hai phân vùng là MSR và Recovery giúp bạn có thể sửa lỗi windows khi HĐH của bạn gặp lỗi nào đó. Hai phân vùng này là không bắt buộc nên bạn có thể tạo hoặc không. Bài viết này mình hướng dẫn tạo cả 3 phân vùng này.
Trong ví dụ này, mình có một ổ cứng
mới và sẽ tiến hành chia ổ, tạo các phân vùng
EFI, MSR và Recovery. Với trường hợp bạn đang có các phân vùng Windows đang chạy rồi và muốn tạo thêm phân vùng EFI, MSR, Recovery thì bạn cần tạo một phân vùng
Unallocated, để từ phần vùng
Unallocated này ta sẽ tạo ra các phân cùng EFI, MSR, Recovery
.
Cách tạo phân vùng Unallocated ( Bỏ qua nếu bạn thao tác với ổ cứng mới )
+ Chọn phân vùng đầu tiên của ổ cứng ( ở ví dụ này của mình là ổ
C ) => Chọn
Move/Resize Partition
+ Tiếp theo ở cửa sổ
Move/Resize Partition
- Bạn dùng chuột
kéo sang phải một đoạn ( lúc này mục
Unallocated Space Before sẽ thay đổi dung lượng theo
GB )
- Bạn chọn lại theo định lượng
MB, rồi gõ dung lượng vào ô bên cạnh cho chuẩn ( kéo thả cũng được nhưng không được chuẩn )
+ Nhấn Apply để thực hiện thay đổi. Bây giờ bạn đã tạo xong một phân vùng Unallocated , bạn làm theo các bước dưới để tạo các phân vùng EFI, MSR, Recovery trên phân vùng Unallocated vừa tạo.
1. Tạo phân vùng EFI, MSR, Recovery bằng Patition Wizard
Phần mềm
Patition Wizard này có trong các đĩa
Hiren Boot,
USB Boot, bạn cần boot vào để thực hiện.
Bước 1: Sau khi chạy phần mềm lên, hiện tại ổ cứng của mình đang ở định dạng
MBR, cần convert sang dạng
GPT
( Chú ý: Bỏ qua bước này nếu bạn tạo EFI từ windows đang hoạt động )
Click phải chuột -> chọn Convert MBR Disk to GPT Disk -> chọn Apply (Hình 1)
Bước 2: Sau khi đã convert sang
GPT rồi, ta tiến hành tạo phân vùng
EFI
- Click phải chuột vào phân vùng trống (
Unallocated) -> chọn
Create, sau đó chọn các thông tin như hình 2
Hình 2
- Mục
Create as : chọn
Primary
- Mục
File System : chọn
FAT32
- Mục
Diver letter : chọn
None
- Mục
Partition Size : chọn kiểu là
MB, rồi gõ dung lượng ( tính theo MB). Ở ví dụ trên mình chọn 200MB.
Bước 3: Tạo phân vùng
MSR ( Có thể bỏ qua nếu chỉ muốn tạo phân vùng EFI )
- Click phải chuột vào phân vùng trống (
Unallocated) -> chọn
Create, sau đó chọn các thông tin như
hình 3
Hình 3
Bước 4: Tạo phân vùng
Recovery ( Có thể bỏ qua nếu chỉ muốn tạo phân vùng EFI )
- Click phải chuột vào phân vùng trống (
Unallocated) -> chọn
Create, sau đó chọn các thông tin như
hình 4
Hình 4
Bước 5: Bây giờ ta tiến hành chuyển đổi định dạng chuẩn cho các phân vùng EFI, MSR, Recovery
(
Nếu chỉ tạo phân vùng EFI thì bước này cũng chỉ làm với phân vùng EFI )
+ Click chọn phân vùng
EFI (200MB) vừa tạo => Chọn
Change Partition Type ID =>
EFI System Partition =>
Yes ( Hình 5 )
Hình 5
+ Click chọn phân vùng
Recovery (500MB) vừa tạo => Chọn
Change Partition Type ID =>
Windows - Recover Environment =>
Yes ( Hình 6 )
Hình 6
+ Click chọn phân vùng
MSR (100MB) vừa tạo => Chọn
Change Partition Type ID =>
Windows - Microsoft Reserved Partition =>
Yes ( Hình 7 )
Hình 7
Bước 6: Cuối cùng nhấn
Apply để hoàn tất. Bây giờ đã tạo thành công, bạn có thể tiến hành cài đặt Windows
- Kết quả sẽ được như
hình 8.
Hình 8
2. Tạo phân vùng EFI sử dụng Command prompt
Để sử dụng
Command Prompt thì bạn cũng cần tạo một phân vùng
Unallocated như hướng dẫn ở phần trên.
Bước 1: Mở
Command Prompt bằng quyền
adminstrator
Bước 2: Tại cửa sổ
Command Prompt bạn nhập lệnh :
diskpart => Enter
list disk => Enter
Đến đây một danh sách các ổ cứng sẽ hiện ra, bạn dựa vào dung lượng ổ để xác định ổ cứng muốn tạo phân vùng UFI
Bước 3: Sau khi đã xác định được disk rồi, ở đây mình thao tác với
disk 0 nên sẽ gõ lệnh :
select disk 0 => enter
- Tiếp theo gõ lệnh dưới :
create partition EFI size=200 (lệnh này giúp bạn tạo ra phân vùng có dung lượng 200 MB)
format quick fs=fat32 label=EFI (lệnh này sẽ format phân vùng vừa tạo với định dạng FAT32 và có tên là EFI)
Vậy là xong, khi đã tạo được các phân vùng này rồi thì bạn có thể tiến hành cài Windows theo chuẩn UEFI - GPT bằng phần mềm
WinNT Setup. Các sử dụng phần mềm này mình sẽ hướng dẫn ở bài sau. chúc bạn thành công !